Tâm sinh lý phụ nữ thay đổi thế nào ở tuổi tiền mãn kinh?

– Những nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi mãn kinh, nguy cơ bệnh mạch vành tăng gấp 2,2 lần so với nhóm người chưa mãn kinh. Chứng nhồi máu cơ tim tăng gấp 7,2 lần ở những người 35 tuổi phải cắt bỏ buồng trứng hai bên.

Phụ nữ ở tuổi mãn kinh: Nhận biết và dự phòng” là chuyên đề khoa học mới được báo cáo tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương. Phóng viên Báo NLÐ đã có cuộc trao đổi với giáo sư bác sĩ Phạm Gia Ðức, Phó Chủ tịch Hội Sản phụ khoa Việt Nam – Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương là chủ đề tài.
PV: Thưa giáo sư, vì sao đến nay mới có chuyên đề khoa học nghiên cứu kỹ về tuổi mãn kinh?
GSBS Phạm Gia Ðức
Ðiều này xuất phát từ thực tế. Trong mấy thập kỷ gần đây, do điều kiện sống, việc chăm sóc sức khỏe được cải thiện, nên tuổi thọ trung bình của người dân ở mọi quốc gia, trong đó có VN, đã tăng đáng kể: Từ gần 50 tuổi ở đầu thế kỷ XX lên đến 68 – 70 tuổi trong những năm còn lại của thế kỷ này. Tuổi thọ càng cao, thời kỳ mãn kinh càng kéo dài. Sự xáo trộn chức năng nội tiết của các hormon buồng trứng đã ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Ðã có nhiều hội nghị quốc tế về đề tài này. Tại VN, chúng tôi đã quan tâm về những chứng bệnh khi mãn kinh từ những năm qua và có cách chữa trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân.
PV: Có phải tất cả phụ nữ đến tuổi 50 đều trải qua giai đoạn mãn kinh?
GSBS Phạm Gia Ðức
Mãn kinh cũng giống như giai đoạn của tuổi dậy thì với những biến đổi về thể trạng và tâm ly phức tạp mà hầu như mọi phụ nữ phải trải qua. Thực tế cho thấy ở tuổi 48 trở lên, hoạt động chế tiết của buồng trứng bắt đầu bị rối loạn, sau đó ngưng hoạt động hẳn ở tuổi 50 và trên 50. Theo thống kê, cứ 5 phụ nữ thì có một người bị xáo trộn tâm, sinh ly không thể chịu đựng nổi, 80% còn lại sống trong trạng thái vô thức (inconscient). Những diễn biến âm thầm về cơ thể học mà ta thường gọi là lão suy vẫn tiếp diễn không loại trừ ai. Mãn kinh nhân tạo hay tình trạng mãn kinh sớm còn gặp ở những phụ nữ trẻ tuổi phải cắt bỏ buồng trứng hai bên vì một ly do nào đó như bướu buồng trứng chẳng hạn.
PV: Giáo sư có thể cho biết đặc điểm của tuổi mãn kinh?
GSBS Phạm Gia Ðức
– Trước tuổi mãn kinh, buồng trứng hoạt động theo chu kỳ hàng tháng và chế tiết ra các nang noãn, đồng thời phóng thích các hormon như estrogen và progesteron đi vào máu làm cơ sở cho sự thụ thai. Ðến tuổi và mãn kinh, về mặt nội tiết những thay đổi ấy rất sâu sắc:
Sự suy sụp lượng estrogen trong máu, nhất là estradiol.
Sự gia tăng các kích dục tô do tuyến yên tiết ra khi không còn sự kiềm chế của hoạt động buồng trứng.
Các dấu hiệu để nhận biết tuổi mãn kinh?
– Thay đổi về chức năng thần kinh thực vật: nóng nảy, vã mồ hôi – nhất là về ban đêm – làm mất ngủ, mệt nhọc, tính tình thay đổi: hay quên, cáu gắt, nhiều khi rơi vào trầm uất…
Tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu gắt. Tóc khô, rụng, dễ gãy. Da khô, nhám, nhăn nheo do mất dần lớp mỡ dưới da. Âm hộ, âm đạo bị teo dần làm người phụ nữ sợ giao hợp vì đau đớn. Tuyến vú trở nên mềm nhão, giọng nói bị ồ, lông chi mọc nhiều hơn… ở tuổi mãn kinh thường dễ mắc chứng loãng xương, và bệnh ly mạch vành…
PV: Giáo sư có nói đến chứng loãng xương. Phải chăng đây là nguyên nhân gây ra gãy xương?
GSBS Phạm Gia Ðức
– Chứng loãng xương là căn bệnh thầm lặng cho đến lúc xảy ra gãy xương. Hàng năm, theo sinh ly , ở tuổi trên 20, nam hay nữ đều mất đi 1% khối lượng xương, cụ thể là chất calcium làm cho xương rắn. Sau mãn kinh 5 năm, nó sẽ tăng nhanh từ 2 – 3%/năm. Sau 10 năm đầu mãn kinh có thể làm xẹp đốt sống, lưng còng 1/3 hoặc gãy các xương dài ở cổ tay, cổ xương đùi một cách dễ dàng. Chính sự thiếu hụt estrogen là nguyên nhân gây ra chứng loãng xương và gãy xương. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở Mỹ có 24 triệu phụ nữ mắc bệnh loãng xương, trong đó gần 300.000 người bị gãy xương hông, gây 50.000 ca tử vong. Nếu cuộc sống kéo dài đến 80 tuổi thì từ 20 đến 80 tuổi, ít nhất đã có 50% khối lượng xương bị mất đi. Tuổi mãn kinh càng kéo dài hay buồng trứng bị cắt bỏ quá sớm không được trị liệu gì thì chất xương càng bị mất nhiều.
– Những nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi mãn kinh, nguy cơ bệnh mạch vành tăng gấp 2,2 lần so với nhóm người chưa mãn kinh. Chứng nhồi máu cơ tim tăng gấp 7,2 lần ở những người 35 tuổi phải cắt bỏ buồng trứng hai bên.
Phương cách điều trị các chứng bệnh ở tuổi mãn kinh?
– Cách điều trị phổ biến hiện nay là sử dụng liệu pháp hormon thay thế lâu dài. Ðiều này phải được bác sĩ khám chọn lọc vì estrogen còn có thể gây ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú. Vì thế cần chữa trị phù hợp cho mỗi người, không có công thức chung cho hàm lượng và thời gian sử dụng mỗi ngày. Có thể sử dụng estrogen cách quãng hoặc liên tục kết hợp với progesterin từ 10 – 14 ngày/tháng hay dùng song song cả estrogen và progesterin.
– Ðối với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Nên ăn những chất giàu calci (sữa, cua, tôm, cà rốt). Ăn ít mỡ. Chú y các món ăn nhiều đậu nành. Cần dùng Vitamin E mỗi ngày. Không nên hút thuốc lá, uống rượu…Khi có những rối loạn trong cơ thể, cần đến ngay các phòng khám phụ khoa, bệnh viện phụ sản để khám và chữa trị kịp thời.
Xin cám ơn giáo sư!

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *